Vào cuối năm 2017 chúng tôi được tổ chức CARE International thuê thiết kế mộ bộ ấn phẩm bao gồm 02 posters và 02 cuốn sách nhỏ giới thiệu về chương trình 135 của chính phủ về xóa đói giảm nghèo cho các vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020 và quyết định 2085 của chính phủ về hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2020. Các ấn phẩm này cụ thể nhằm vào nhóm dân tộc thiểu số người Khơ-me sống tại tỉnh Trà Vinh. Để có thể có tác động về logic và tình cảm các mẫu thiết kế phải thể hiện chân thực hình ảnh về đồng bào Khơ-me và cuộc sống của họ ở Trà Vinh. Các mẫu thiết kế với cấu thành chính là tranh minh họa thủ công phải lột tả được các đặc điểm nổi bật về con người và cảnh vật địa phương. Trước khi bắt tay vào công việc sáng tạo hình ảnh, chúng tôi đã dành khá nhiều thời gian để nghiên cứu về người Khơ-me với đặc điểm về khuôn mặt, trang phục, kiến trúc nhà cửa, lối sống và cảnh quan ở Trà Vinh. Sau đó chúng tôi đưa ra nhiều mẫu phác họa theo hình dung của mình về cộng đồng người Khơ-me ở tỉnh để CARE xét duyệt.

Figure 1 – Mẫu thiết kế ban đầu của một cuốn sách với các phác họa mô tả cuộc sống của đồng bào Khơ-me ở tỉnh Trà Vinh. Các khung viền trên các trang sách cũng được vẽ theo các họa tiết thường thấy ở kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật của người Khơ-me.

Sau khi văn phòng CARE tại Hà Nội đã lựa chọn các mẫu thiết kế được cho là phù hợp nhất, chúng tôi cử một tổ công tác vào Trà Vinh để khảo sát tính thực tế của các mẫu được chọn. Cuộc khảo sát này là một phần trong hợp đồng của chúng tôi với CARE nhằm đảm bảo rằng thiết kế của chúng tôi thích hợp với các đối tượng người Khơ-me ở địa phương và phản ánh sát thực cuộc sống của họ. Tổ khảo sát mang theo các mẫu in màu của poster và sách theo đúng kích cỡ thật. Và trong 02 ngày, chúng tôi đã tổ chức các buổi khảo sát với sự tham gia của các đối tượng người Khơ-me đại diện cho chính quyền và dân cư địa phương. Trong các buổi khảo sát này, các thành viên tham gia sẽ xem kỹ mẫu thiết kế của tất cả poster và sách và sau đó đưa ra các ý kiến đóng góp về các điểm đạt và chưa đạt.

Figure 2 – Một buổi khảo sát tại xã An Quảng Hữu village, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh với sự tham gia của những thành viên ngườ dân tộci Khơ-me đại diện cho chính quyền xã và cộng đồng dân.

Figure 3 – Các phụ nữ Khơ-me đang xem xét một mẫu thiết kế sách về chương trình 135.

Nhìn chung, các đối tượng tham gia đều thích các mẫu thiết kế của chúng tôi. Tuy nhiên họ cũng chỉ ra một số điểm không phù hợp khá thú vị. Dưới đây là một số sai lệch giữa những gì chúng tôi tưởng tượng khi thiết kế và thực tế tại địa phương:

  • Người Khơ-me ở Trà Vinh chỉ mặc Sarong và trang phục truyền thống vào các dịp quan trọng như lễ hội. Trong sinh hoạt hàng ngày, họ mặc quần áo giống như người Kinh.
  • Người Khơ-me thích áo có màu nhất là màu tím hơn là áo màu trắng.
  • Phụ nữ Khơ-me vẫn búi tóc nhưng thường búi thấp chứ không cao lên đỉnh đầu.
  • Các đền chùa Khơ-me ở Trà Vinh có mái nhọn hình trụ chứ không có mái chữ A như đền chùa của người Thái hay người Việt.

Figure 4 – Trong mẫu thiết kế poster đã được điều chỉnh ở bên phải, nhân vật nữ người Khơ-me mặc áo sơ mi thông thường thay vì trang phục truyền thống, nhân vật nam người Khơ-me mặc áo sơ mi xanh lá và không đeo thắt lưng vải, và ngôi đền ở hậu cảnh có mái nhọn hình trụ thay cho mái chữ A.

Figure 5 – Trong mẫu thiết kết poster đã được điều chỉnh ở bên phải, người phụ nữ Khơ-me mặc áo sơ mi tím và quần thường thay vì mặc Sarong, búi tóc của cô thấp sau đầu thay vì cao trên đỉnh đầu, và ngôi đền ở hậu cảnh có mái nhọn hình trụ thay cho mái chữ A.

Figure 6 – Mẫu thiết kế hoàn thiện của 02 cuốn sách.

Sau khi về Hà Nội, chúng tôi điều chỉnh lại các mẫu thiết kế dựa trên thông tin thu được từ cuộc khảo sát. Các file thiết kế sau khi được chỉnh sửa không chỉ được CARE duyệt lại tại Hà Nội mà còn được gửi qua email về Trà Vình để các đối tượng khảo sát đánh giá lại lần cuối. Do đi đúng hướng, nên những thiết kế này đã nhanh chóng được duyệt để in và cả CARE lẫn những người tham gia ở địa phương đều hài lòng vì các poster và sách đã được sáng tạo theo mong muốn của họ.

Chúng tôi đã từng thực hiện nhiều đợt khảo sát thực địa về tính thích hợp của thiết kế cho các khách hàng khác. Qua mỗi chuyến khảo sát, chúng tôi lại càng hiểu hơn tầm quan trọng của việc thiết kế phản ảnh cuộc sống thực của nhóm đối tượng. Chân thực và gần gũi với cuộc sống là cơ sở để tạo nên sức thuyết phục trong truyền thông.

 

* * *